Bài học ứng xử khi trẻ giận dữ

- Tăng chiều cao vượt trội cho trẻ bằng 7 vi chất dinh dưỡng dễ kiếm dễ tìm
- Gợi ý những trò chơi hữu ích cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi
Bà Yvonne Woodard, một phụ nữ 65 tuổi đã tử vong ngày 3/11/2018 tại nhà riêng sau khi bị đứa cháu trai 11 tuổi dùng súng bắn từ phía sau. Cậu bé cũng đã tự sát ngay sau đó. Nguyên nhân của sự việc kinh hoàng này là do cậu bé bực tức vì bị bà bắt dọn phòng. Cậu bé sống cùng ông bà. Ông của bé kể lại rằng, bà Yvonne bảo cháu dọn phòng cả ngày nhưng cháu trai không thèm nghe. Vậy nên, khi hai ông bà đang xem ti vi thì cậu bé lẻn ra phía sau và bắn vào bà.
Trường hợp của cậu bé này có thể là hy hữu, nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc giao tiếp sao cho phù hợp khi trẻ giận dữ để tránh trường hợp đáng tiếc làm tổn thương trẻ và người khác. Từ bài học trên, các chuyên gia tâm lý cho rằng, phụ huynh hãy áp dụng những cách dưới đây để con kiểm soát cơn tức giận, điều chỉnh cảm xúc một cách tốt nhất.
– Dạy con biết gọi tên cảm xúc:Ngay từ khi con mới chập chững biết đi và tập nói, bố mẹ hãy dạy con biết gọi tên những cảm xúc của mình. Có một từ để thể hiện cảm xúc là bước đầu tiên để đối phó với nó. Các trạng thái, cung bậc như phản đối, thất vọng, xấu hổ và tức giận thường biểu hiện tương tự nhau, nhưng phản ứng của mọi người lại khác nhau. Chẳng hạn, cảm xúc thất vọng thường nhận được sự đồng cảm, nhưng sự tức giận có thể khiến người khác cảm thấy khó chịu. Bằng cách dạy con cách gọi tên những cảm xúc này, bạn có thể khuyến khích trẻ sử dụng từ ngữ để giúp con cảm thấy tốt hơn. Con có thể nói ra cảm giác của mình nhưng không được hành xử hung hăng.
– Dạy con biết đặt mình vào vị trí của người khác:Bố mẹ nên cùng con giải quyết những tình huống, dạy con biết đặt mình vào vị trí của người khác để tưởng tượng, trải nghiệm suy nghĩ và tình cảm của họ. Khi đó, con mới nhận ra được cảm xúc của người khác và tránh được những hành động tiêu cực.
– Giúp con thư giãn:Hay nói cách khác là bố mẹ giúp con “làm dịu” đi cơn giận. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không hề dễ một chút nào, bởi ngay với người lớn, việc tiết chế cảm xúc trong một số trường hợp cũng rất khó. Đối với trẻ nhỏ, hãy chỉ cho con nghĩ đến một bài hát hoặc câu chuyện yêu thích để con dần quên đi cảm xúc khó chịu hiện tại.
– Là tấm gương để con học tập: Trẻ nhỏ thường bắt chước các hành động của người lớn. Nếu bạn hay tỏ ra tức giận dù với ai và vì nguyên nhân gì trước mặt con thì con sẽ rất dễ làm theo. Dần dần thái độ đó trở thành một phần tính cách của con. Vậy nên bố mẹ, người lớn đều phải biết kiểm soát cảm xúc tốt trước mặt trẻ nhỏ.
– Khuyến khích con tập thể dục: Tập thể dục có thể là một cách hiệu quả để giảm bớt những cảm xúc tiêu cực và tức giận, nóng nảy.

– Đừng tiếc những cái ôm và lời khích lệ con: Việc tiếp xúc, chia sẻ có thể giúp giải quyết tình huống khó khăn. Chẳng hạn, một cái ôm thật chặt có thể ngăn ngừa cảm giác ghen tị hoặc thất vọng dẫn tới sự tức giận. Một cái nắm tay nhẹ nhàng, ấm áp có thể giúp làm dịu đi cơn tức giận trong trẻ. Hãy nhớ khen ngợi không chỉ về kết quả con đạt được mà cả những nỗ lực của con. Bạn có thể chỉ ra cho con những điểm mạnh và những gì con đã đạt được, đồng thời có thể kể về những thất bại của chính bạn để giúp con thấy rằng có thể thành công khi làm lại.
– Giúp con kiềm chế mong muốn đạt được điều mình thích ngay lập tức: Thực tế, thứ đáng giá nhất trong cuộc sống đó là thứ mà chúng ta mong đợi hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hay thậm chí là hàng năm. Để đạt điểm cao trong một bài kiểm tra thì cần phải đổ công sức ôn luyện tới hàng tuần nhưng phần thưởng xứng đáng nhất không nằm ở điểm số, mà đó là cảm giác thành công và đạt được điều mình mong muốn. Hãy lên thời gian biểu để trẻ thấy được những tiến bộ, thay đổi theo thời gian. Trẻ không thể nhìn thấy sự trưởng thành của mình ngay tức khắc nhưng sẽ nhận ra rất rõ nếu được ghi lại bằng hình ảnh và được thảo luận hàng ngày.
Những cụm từ không nên nói khi con tức giận
1. Thay vì nói “Đừng có mà cãi”, hãy nói “Ba/mẹ biết con không thích điều này. Hãy trao đổi để cùng tìm ra phương án phù hợp hơn”. Hãy ghi nhận ý kiến trái chiều của con, điều này sẽ giúp tình hình bớt căng thẳng. Thay vì áp đặt, hãy hướng cuộc đối thoại sang hướng tìm kiếm giải pháp khả thi. Như vậy, con cái sẽ không cảm thấy mình đang phải chống lại bố mẹ mà đang hợp tác để cùng giải quyết vấn đề.
2. Thay vì nói “Nếu con không dọn phòng thì đừng có mơ được đi chơi”, hãy nói “Mình cùng dọn phòng nhé, ba/mẹ sẽ giúp con bắt đầu làm”. Trẻ con không thích bị bắt làm việc nhà, do vậy khi giao việc cho con, hãy thử gợi ý cùng nhau làm lúc đầu để con đỡ thấy nản. Con sẽ không thấy quá nặng nề khi được ba mẹ giúp đỡ.
3. Thay vì nói “Đừng có kêu ca nữa”, hãy nói “Ba/mẹ biết con không vui. Vậy giải pháp của con là gì?”. Trẻ con rất hay kêu ca, phàn nàn. Thay vì đưa ra lựa chọn cho con, hãy để con tự đề ra các giải pháp. Hãy nhắc con không có câu trả lời nào là sai hết.
4. Thay vì nói “Đừng có cáu”, hãy nói “Nếu là ba/mẹ, thì ba/mẹ cũng bực mình. Con hãy nói ra để mình cùng chia sẻ”. Thông thường, đây là cách dễ nhất mà mang lại hiệu quả cao nhất. Chia sẻ cảm xúc cùng con giúp con hiểu có nhiều cách hiệu quả để thể hiện cảm xúc tức giận. Hơn nữa, đây cũng là cách để con biết bạn là “đồng minh” của con, luôn sẵn sàng bên con để chia sẻ mọi vấn đề.
Wikilady tổng hợp
- Giải nhiệt, giảm ho cực đỉnh với nước ép lê và dưa chuột
- Mẹ đảm tự làm cookies bơ dừa cho bé theo công thức này rất dễ
- Cách làm nước tía tô – giải nhiệt và làm đẹp rẻ tiền mà hiệu quả bất ngờ
- Bí quyết nấu bún mắm ngon chuẩn hương vị miền Tây sông nước
- Còi xương ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – Mẹ nên làm gì?
Cùng con yêu vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 500000đ219000đKhóa học bạn có thể quan tâm