Bị ợ nóng và thừa axit dạ dày nên ghi nhớ những điều này

- Xương rồng nấu cá lóc, bài thuốc quý đánh bay bệnh gai cột sống
- Tiết lộ bất ngờ: Tóc xấu lâu năm khỏe đẹp nhờ rượu Vodka
Xác định triệu chứng
1. Triệu chứng thường gặp là ợ nóng, khó nuốt, nghẹn, đau ngực trong khi ăn. Ngoài ra, bạn có thể thấy một vài dấu hiệu của bệnh cúm như đau đầu, sốt và đau nhức cơ bắp
2. Các triệu chứng viêm dạ dày: Khó tiêu, ợ nóng, đau bụng, nấc cụt, ăn mất ngon, buồn nôn và có thể nôn ra những thứ trông giống cà phê bột (máu), phân đen
3. Kiểm tra các dấu hiệu của liệt dạ dày như: Cảm giác đầy bụng sau khi ăn chỉ vài miếng, bụng đầy hơi, đau bụng, thay đổi nồng độ đường trong máu, sụt cân
4. Cần sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Triệu chứng của ợ nóng, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim có thể rất giống nhau, đặc biệt khi người bệnh khó thở, đổ mồ hôi lạnh, quay cuồng
Thay đổi lối sống để giảm axit dạ dày
1. Ngủ đủ giấc. Ngủ không đủ giấc có thể làm tăng khả năng sản sinh hormone căng thẳng, loại hormone có thể kích thích tình trạng trào ngược axit
2. Nằm sấp đè lên dạ dày hoặc nằm ngửa ngay sau khi ăn có thể làm tăng axit dạ dày, gây khó tiêu và ợ nóng. Vì vậy, bạn nên thử nằm nghiêng bên trái
3. Quần áo chật có thể làm tăng áp lực ở vùng bụng, có thể khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Vì vậy, bạn nên mặc quần áo thoải mái và rộng rãi
4. Tránh kéo giãn hoặc uốn người sau bữa ăn. Nói chung, bạn nên tránh tập thể dục ít nhất 2-4 tiếng sau khi ăn
Thiết lập chế độ ăn
1. Nhai thức ăn thật kỹ. Nhai kỹ sẽ giúp nuốt và tiêu hóa thức ăn dễ hơn, giúp làm giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng ợ nóng
2. Hút thuốc làm tăng tiết axit, làm suy yếu phản xạ của cơ ở cổ họng và gây tổn hại đến màng nhầy bảo vệ. Hút thuốc làm giảm tiết nước bọt. Vì vậy, tốt nhất hãy tránh xa thuốc lá
3. Uống nhiều nước. Nước có độ pH trung tính giúp trung hòa axit trong dạ dày và giúp cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng
4. Viết nhật ký sử dụng thực phẩm hàng ngày, lưu ý loại nào khiến mức độ của bệnh trào ngược axit trở nên tồi tệ

5. Ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ăn 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân và cung cấp năng lượng mà không gây trào ngược axit
6. Tránh các thức ăn làm tăng axit dạ dày như: Các món chiên, ớt và hạt tiêu đen, sôcôla… đây là những chất làm chậm quá trình làm sạch dạ dày
Sử dụng thảo dược và nguyên liệu tại nhà
1. Các loại rau xanh như rau chân vịt (cải bó xôi) hay cải xoăn, atisô giúp hỗ trợ tiêu hóa. Ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, hạt kê, bột yến mạch… cũng rất tốt
2. Tiêu thụ hoa quả có chọn lọc. Ăn trái cây không thuộc họ cam quýt có thể giúp giảm axit trong dạ dày. Hãy thử ăn táo, chuối, dưa chuột và dưa hấu
3. Sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe như: Dầu hạt lanh, dầu hạt cải, dầu ôliu và dầu đậu nành rất giàu axit béo thiết yếu như omega-3 và omega-6
4. Uống trà hoa cúc. Hoa được dùng làm phương thuốc chữa chứng khó tiêu từ hàng ngàn năm nay
5. Dùng 1-2 g gừng sống hoặc bột rễ gừng ít nhất 1 tiếng trước bữa ăn có thể giúp hỗ trợ làm sạch dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng ợ nóng và trào ngược axit
6. Muối nở thường giúp trung hòa axit trong dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa. Trộn 1 thìa cà phê muối nở vào ly nước, khuấy tan hoàn toàn và uống
Wikilady tổng hợp
- Bí quyết làm chè trôi nước nhân đậu đỏ, dẻo dai khó quên
- Bật mí cách làm xôi pate rán cho bữa sáng đủ chất
- Cuối tuần đổi vị bữa tối với món bánh bao tôm thịt băm
- Công thức làm món sủi cảo chay cùng nước dùng ngọt thanh, tinh túy
- Công thức cho món phá lấu lòng heo ngon đúng điệu