Cách dạy trẻ nâng cao chỉ số thông minh xúc cảm

- Bài học ứng xử khi trẻ giận dữ
- 5 cây thuốc hạ sốt cho bé an toàn, nhanh chóng mẹ nên biết
- Mẹo nhỏ giúp trẻ khỏi nấc cụt ngay
EQ là chỉ số cảm xúc, chữ viết tắt từ tiếng Anh “Emotion Quotient”. Ngày nay, nhiều người còn quan tâm nhiều đến EQ hơn cả chỉ số thông minh (IQ), vì nó góp phần không nhỏ mang đến sự thành công của mỗi cá nhân khi vào đời.
Những bé biết đánh giá bản thân, hiểu tâm lý của những người xung quanh, linh hoạt, tự tin lớn lên thường rất dễ thành đạt. Một người có chỉ số IQ cao phải tiếp xúc một thời gian, người khác mới nhận ra nhưng ở EQ chúng ta sẽ biết ngay thái độ của họ qua biểu hiện trên nét mặt, cử chỉ, lời nói… Chính vì vậy, EQ góp phần rất lớn vào thành công của một người trong quá trình giao tiếp, kết nối. Những bé có chỉ số EQ cao thường biết ứng xử tốt hơn trong các mối quan hệ ở nhà trường và xã hội, do đó sẽ thành công hơn.
EQ của trẻ không giống với IQ, IQ đến từ gene, không dễ gì thay đổi, tác dụng của IQ là năng lực giúp nắm vững kiến thức và kỹ năng. EQ dựa vào sự bồi dưỡng mà thành, được thay đổi bởi sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường và con người xung quanh, tác dụng của EQ chính là năng lực thông qua sự liên tưởng, vận dụng và phát huy IQ. Nếu như không có EQ thì dù cho IQ có cao đến mấy cũng khó thành công trong cuộc sống. EQ trên hết là tình yêu và sự thấu hiểu bản thân và người khác. Khi bé đã được 1 tuổi, bạn nên cẩn thận kiểm soát hành vi của mình trước mặt con vì cha mẹ và những người xung quanh chính là hình mẫu dạy bé cách cư xử và giải quyết các tình huống trong cuộc sống như thế nào.
Ngày nay có rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm tới việc bồi dưỡng EQ để trẻ ngày càng lạc quan, hài hước, tự tin giao tiếp với mọi người tốt hơn, từ đó càng nhận được tình cảm của mọi người. Những bậc cha mẹ thông thái đều hiểu rõ, có những lúc EQ không phải là dạy sẽ có, trên thực tế cha mẹ phải lấy bản thân làm gương, từ đó mới có cơ hội truyền cho con sự lạc quan, hài hước. Chúng ta cùng nhau xem mẹ thông thái sẽ làm như thế nào?

1. Mẹ thường ôm và nói “mẹ yêu con”
Đối tượng mà trẻ thường ỷ vào nhất chính là mẹ, nếu như mẹ thường xuyên làm bạn và ôm con sẽ giúp trẻ cảm thấy được an toàn. Cảm giác an toàn của trẻ càng lớn thì trẻ càng tự tin, lạc quan. Mẹ thường xuyên ôm con và nói “mẹ yêu con” sẽ khiến trẻ cảm nhận được tình yêu của mẹ dành cho mình. Trẻ sẽ thấy thế giới này thật đẹp, lạc quan, chủ động, tự tin đi xây dựng các mối quan hệ với người khác.
2. Khen ngợi đúng lúc
Các bậc phụ huynh cần thường xuyên khen ngợi con đúng lúc, nhưng cũng không được luôn miệng nói “con rất giỏi”, mà cần chỉ rõ con tốt ở đâu, việc gì làm đúng. Như vậy, dưới những lời khen ngợi và sự dẫn dắt của mẹ, trẻ mới nhận thức đầy đủ về sự vật, sự việc, kinh nghiệm càng phong phú, tăng cường năng lực phán đoán đúng sai, năng lực nhận thức của trẻ.
Cố gắng quan sát và đưa ra nhận xét. Mẹ có thể nói một câu đơn giản như: “Con đã tự mình đi giày được rồi” hay “Con đã làm được!” hàm ý công nhận nỗ lực của trẻ và khích lệ trẻ tự hào về thành tựu của mình. Nếu trẻ vẽ một bức tranh, hãy cho trẻ phản hồi của mẹ – chứ không phải phán xét – về thứ bạn quan sát được: “Những đám mây kia to thật!” hay “Con chắc hẳn đã dùng rất nhiều màu xanh nước biển cho bức tranh này”.
3. Thường nói với con rằng “mẹ tin con, nói cho mẹ biết được không?”
Dùng lời nói để biểu đạt là yếu điểm của đa số trẻ nhỏ. Vậy nên, khi trẻ mắc lỗi hoặc gặp trắc trở, chúng ta nên nói rằng “mẹ tin con, nói cho mẹ biết nguyên nhân xem nào?”. Làm như vậy sẽ giảm nhẹ sự bất an và lo lắng trong lòng trẻ, kích thích sự logic ngôn ngữ của trẻ. Khi trẻ thổ lộ cách nghĩ và nguyên nhân mắc lỗi, trẻ sẽ nhận ra rằng nói chuyện có hiệu quả hơn bạo lực cảm xúc nhiều. Một đứa trẻ biết biểu đạt sẽ có EQ ngày càng cao.

4. Nói với trẻ rằng “có cần mẹ giúp đỡ không?”
Tiết tấu của trẻ luôn chậm hơn so với người lớn, khi trẻ không theo kịp chúng ta, hãy chú ý xem con có cần hỗ trợ không. Khi chúng ta khích lệ trẻ tự lập cũng chớ quên nói với trẻ rằng “có cần mẹ giúp gì không?”. Trẻ có EQ cao sẽ đón nhận sự giúp đỡ từ người khác, cũng sẽ vui lòng đi giúp đỡ người.
Ngoài ra, khi con khó bày tỏ cảm xúc, mẹ nên thường xuyên hỏi bé về sự buồn, vui, giận hờn và cách biểu đạt chúng. Đặt cho con những câu hỏi thật đơn giản để trẻ biết cách chia sẻ, nói ra điều mình nghĩ. Khi bé tự ti vì không có bạn hãy xây dựng nhóm bạn cùng độ tuổi để cùng vui chơi, trò chuyện với bé. Khi bé muốn nói hay làm điều gì nhưng luôn sợ sệt, mẹ hãy cho bé chơi các trò chơi sắm vai phù hợp để bé cảm thấy không lúng túng trước những tình huống lạ và bớt đi những rụt rè. Đặc biệt, khi bé tỏ thái độ tức giận, cha mẹ không nên quát mắng và bắt bé im lặng. Hãy dùng thái độ điềm tĩnh lắng nghe, tạo điều kiện cho bé nói ra những cảm xúc khi bé tức giận về điều gì đó. Ví dụ như con cảm thấy thế nào, vì sao con tức giận?…
Các chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, nguyên tắc quan trọng nhất trong việc nâng cao chỉ số thông minh xúc cho con đó là: Cha mẹ không thể là người vô cảm. Cha mẹ muốn cho con được “tắm mình” trong môi trường cảm xúc thì nhất thiết phải dành thời gian cho con, dạy con bằng tình yêu thương vô điều kiện.
Wikilady tổng hợp
Cùng con yêu vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 500000đ219000đ Yoga phát triển toàn diện cho bé 700000đ260000đ Giúp con yêu phòng chống nguy cơ xâm hại tình dục 600000đ260000đKhóa học bạn có thể quan tâm
- Giải nhiệt, giảm ho cực đỉnh với nước ép lê và dưa chuột
- Mẹ đảm tự làm cookies bơ dừa cho bé theo công thức này rất dễ
- Cách làm nước tía tô – giải nhiệt và làm đẹp rẻ tiền mà hiệu quả bất ngờ
- Bí quyết nấu bún mắm ngon chuẩn hương vị miền Tây sông nước
- Còi xương ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – Mẹ nên làm gì?
[content-egg-block template=offers_grid]