Cây rau đắng đẩy lui hoàn toàn căn bệnh tiểu đường

Cơ duyên đến với nghề thuốc
Lương y Huỳnh Văn Hiếu (65 tuổi, đường Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, quận Bình Thạnh, TP.HCM) chia sẻ: “Dưới góc nhìn của một người làm thuốc, xung quanh chúng ta, hầu như mỗi cây cỏ là một loại thảo dược. Tuy nhiên, do chưa hiểu hết công dụng của các loại thảo dược này nên chúng ta đang lãng phí chúng, chưa biết áp dụng chữa bệnh cho bản thân khi cần thiết.
Đôi khi có thể do thay đổi thời tiết, hay ăn phải những đồ ăn trái bụng làm đau bụng, cảm sốt nhẹ v.v… nếu biết cách, chúng ta có thể tìm những cây thuốc xung quanh vườn, hàng rào, chậu kiểng làm thuốc tự trị bệnh cho mình, không cần đến thầy thuốc chữa trị hay cũng mua thuốc Tây về uống. Thuốc Tây có thể trị bệnh nhưng cũng có thể để lại di chứng trong cơ thể”.

Ông Hiếu sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Tuổi thơ của ông gắn liền với nghèo khó, túng thiếu. Cuộc sống nhà nông đông con khiến ông phải nghỉ học từ khá sớm. Ông Hiếu phải lam lũ công việc đồng áng và làm đủ thứ nghề để kiếm tiền phụ bố mẹ.
Đến tuổi trưởng thành, ông Hiếu lên đường nhập ngũ. Sau 5 năm phục vụ trong quân ngũ, đến khi đất nước thống nhất, ông phục viên trở về địa phương tiếp tục công việc đồng áng như trước. Một thời gian ngắn sau, ông kết hôn và nghề thuốc bắt đầu đến với ông từ đó.
Ông Hiếu tâm sự: “Tôi đến với nghiệp thuốc khá muộn, đó là lúc tôi đã lập gia đình. Ban đầu tôi học cách chữa bệnh bằng nhân điện: ngồi thiền và mở luân sa. Thế nhưng sau đó, vì một vài lí do, tôi chuyển qua học thuốc y học cổ truyền.
Tôi thích châm cứu và bấm huyệt. Châm cứu và bấm huyệt lại gắn liền với bốc hốt thuốc nên tôi học luôn nghề thuốc. Cứ thế, lập gia đình rồi mà tôi còn phải học thêm mấy năm trời nữa mới hành nghề được. Ngẫm lại, nghề thuốc đến với tôi như một cơ duyên vậy. Bởi vì trong cuộc sống hằng ngày, có bao nhiêu nghề mình không chọn lại chọn học thuốc, trong bao nhiêu cái đam mê lại mê châm cứu trị bệnh”.
Đến với nghiệp thuốc khá muộn, nhưng từ đó đến nay, ông Hiếu dành phần lớn thời gian chữa bệnh từ thiện trong các ngôi chùa ở Sài Gòn. Ông Hiếu đã có thâm niên gần 20 năm chữa bệnh từ thiện ở các chùa như phòng khám Tuệ Tĩnh Đường chùa Tường Quang (quận 12), chùa Pháp Hoa (quận Phú Nhuận), chùa Long Vân (quận Bình Thạnh)…
Cùng với các lương y khác, ông đã âm thầm chữa trị cho hàng nghìn bệnh nhân bị bệnh về xương khớp và các căn bệnh nan y khác.
Ông Hiếu bộc bạch, lớn lên trong cái nghèo, cái khổ nên ông thấu hiểu được nỗi đau, sự khó khăn của những người bệnh không có tiền chữa chạy. Bởi thế, ngoài công việc của mình, ông luôn ưu tư và dành tối đa thời gian của mình phục vụ các bệnh nhân nghèo trong các cơ sở khám chữa bệnh từ thiện.
Đây cũng là điều kiện để ông trau dồi nghề nghiệp, học hỏi kinh nghiệm trị bệnh từ những đồng nghiệp giàu kinh nghiệm, tài giỏi khác. Đến nay, dù tuổi đã cao, nhưng ông vẫn tiếp tục công việc chữa bệnh từ thiện của mình. Thỉnh thoảng ông lại cùng những đoàn từ thiện gom góp thuốc đi các tỉnh miền Tây thăm khám, trị bệnh và phát thuốc miễn phí cho những người dân nghèo.
Bài thuốc đẩy lui bệnh tiểu đường
Về cây rau đắng đất (hay còn gọi là cây biển súc), ông Huỳnh Văn Hiếu cho hay, đây được coi là cây thuốc quý trong thiên nhiên, bởi nó lành tính và có lợi ích tuyệt vời.
Vì vậy, các bà vợ vùng Nam Trung bộ và Nam Bộ luôn chuẩn bị một đĩa rau đắng đất dùng kèm cho các ông chồng của mình trong những bữa nhậu lai rai để giải rượu hiệu quả, giúp cơ thể tránh mệt mỏi. Cây rau đắng đất dễ mọc, nên người trồng ít phun thuốc kích thích tăng trưởng.
Từ xưa, trong dân gian, cây rau đắng đất đã được sử dụng trong bài thuốc chữa viêm gan, làm mát gan và tiêu độc cho cơ thể rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền, cây rau đắng đất có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can, thận. Cây có tác dụng lợi tiêu hóa, mát gan, ích mật, thanh nhiệt, giải độc.
Còn theo y học hiện đại, rau đắng đất có thành phần chính là các saponin, flavonoid, cây có chứa nhiều vitamin C, chất xơ rất có lợi cho người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao.
Về công dụng trị bệnh của cây rau đắng, ông Huỳnh Văn Hiếu đặc biệt nhấn mạnh đến công dụng chữa bệnh tiểu đường của loại cây cỏ mà người dân thường dùng trong các bữa ăn này. Theo lương y, rau đắng có rất nhiều công dụng và thực tế, nó là loại thảo dược rất được các nhà khoa học chú trọng trong các công trình nghiên cứu.
Các lương y cũng dùng nó nhiều trong các bài thuốc trị sỏi bàng quang, làm thuốc trị nám, trị mụn… Còn trong chữa trị bệnh tiểu đường, từ những thực nghiệm lâm sàng ban đầu, đến nay đã có rất nhiều bệnh nhân được chữa bệnh nhờ bài thuốc đơn giản của ông.
Bài thuốc của ông Huỳnh Văn Hiếu: Lấy cây rau đắng đất là dược liệu chính khoảng 40gr – 50gr và thêm một số dược liệu như: Thiên hoa phấn 12gr, Mật nhân 8gr, Sơn thù 12gr, Hoài sơn 12gr, Đơn bì 12gr, Trật tả 8gr, Thục địa 20gr, Bạch Linh 12gr.
Tác dụng của Thục địa là bổ huyết làm cho cơ thể bệnh nhân tiểu đường được tăng cường khí huyết. Tuy nhiên, khi bốc thuốc cho bệnh nhân, thầy thuốc có thể thay thế Thục địa bằng Sinh địa để phù hợp với thể trạng của bệnh nhân.
Thuốc được sắc như sau: Bỏ thuốc vào nồi đất, đổ nước ngập mặt thuốc trong nồi. Sau đó để lửa nhỏ sắc nước thứ nhất, đổ ra bình. Tiếp tục đổ nước ngập mặt thuốc, tiếp tục sắc nước thứ hai. Trộn lẫn hai nước đã sắc đó vào làm một sắc đến khi thuốc rút còn nửa chén.
Mỗi thang như vậy chia làm hai lần uống trong ngày, sau khi đã ăn no. Bài thuốc không dùng cho phụ nữ có thai. Những người đang dùng những loại thuốc trị các căn bệnh khác uống cách giãn trước hoặc sau hai tiếng.
Thời gian sử dụng thuốc từ 3 – 6 tháng, tùy theo mức độ bệnh của bệnh nhân. “Có rất nhiều bệnh nhân chỉ từ 2 – 3 tháng uống thuốc, bệnh đã khỏi. Thế nhưng cũng có nhiều bệnh nhân phải uống thuốc từ 5 – 6 tháng, căn bệnh mới có thể dứt điểm được. Để theo dõi bài thuốc có tác dụng thì bệnh nhân chỉ cần uống từ 5 – 7 ngày, bệnh đã bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm”, ông Hiếu chia sẻ.

Để việc chữa trị mang lại hiệu quả tốt, cùng với việc uống thuốc, bệnh nhân nên thực hiện tốt việc kiêng khem trong thời gian điều trị mà thầy thuốc đã đưa ra. Ngoài bệnh nhân bệnh tiểu đường cần kiêng các đồ ngọt sữa, đường, mía, trái cây ngọt, bánh bích quy…
Bởi chúng chứa nhiều đường và không tốt cho quá trình chữa trị của bệnh nhân. Dù cơ thể muốn dung nạp những loại thực phẩm đó, nhưng bệnh nhân nên phòng tránh để việc chữa trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Văn Nguyễn
Khí công Himalaya: Bài tập cho Thận và Tuyến thượng thận 699000đ499000đKhóa học bạn có thể quan tâm
- Giải nhiệt, giảm ho cực đỉnh với nước ép lê và dưa chuột
- Mẹ đảm tự làm cookies bơ dừa cho bé theo công thức này rất dễ
- Cách làm nước tía tô – giải nhiệt và làm đẹp rẻ tiền mà hiệu quả bất ngờ
- Bí quyết nấu bún mắm ngon chuẩn hương vị miền Tây sông nước
- Còi xương ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – Mẹ nên làm gì?
[content-egg-block template=offers_tile]