Kê đặt thùng đựng gạo ở đâu hợp nguyên lý phong thủy?

- Cách đặt tên cho con hợp mệnh – tìm tên phong thủy cho bé ngũ hành thuộc Thổ
- Mách vợ chồng son cách bài trí phong thủy sinh con theo ý muốn
Kê đặt thùng gạo ở vị trí nào trong khu vực phòng bếp để phát tài phát lộc trở thành nội dung được nhiều người quan tâm khi gần đây một số quan điểm mới về Phong thủy Huyền không xuất hiện, cho rằng có thể sử dụng thùng gạo để thúc đẩy tài vận, hạn chế bất lợi trong sản xuất kinh doanh của gia chủ.
Những người đưa ra nhận định “thuyết âm dương đã bị thất truyền và cần sắp xếp lại vũ trụ bằng cách thay đổi vị trí hai quẻ Khôn – Tốn”; những người đang cố gắng đưa cái gọi là “Huyền không đại quái” do một số nhà phong thủy hiện đại ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan đề xướng vào thị trường phong thủy rất chú trọng tới việc kê đặt thùng đựng gạo, cũng như nhiều vật dụng khác trong gia đình.
Ở các địa phương phía Nam, những đô thị ở khu vực phía Bắc nước ta, các quan điểm về “thuyết âm dương bị thất truyền và Huyền không đại quái” đang được thúc đẩy vận dụng như một trào lưu về thần học; thậm chí ngay tại thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) còn mọc lên cả quán “Cà phê phong thủy”; gắn liền với xu hướng dị đoan này là sự xuất hiện “như nấm sau mưa” các thầy phong thủy.
Họ “định nghĩa” về “phong thủy của gạo” như sau: Lương thực chính của người phương Đông là gạo, đặc biệt là người phía Nam, với họ bữa ăn không thể thiếu gạo để thổi cơm, vì vậy nhà nào cũng có hũ gạo, là đồ dùng không thể thiếu trong bếp của mỗi gia đình…!!! Gạo của thóc lúa là thứ được cấy trồng từ đất. Người xưa cất giữ lúa gạo trong hang động dưới đất. Đặt hũ đựng gạo ở phương vị Thổ đương vượng là tốt nhất. Hũ gạo nên đặt ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc của bếp và để sát mặt đất, không đặt ở hướng Đông, không đặt trên cao.
Ngoài ra, theo tập quán truyền thống của phương Đông là cất giữ thóc gạo ở chỗ kín, vì vậy hũ gạo nên đặt chỗ kín đáo, nên đặt ở trong chum chôn dưới đất…
Tình hình cũng diễn ra tương tự tại nhiều địa phương ở Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong. Với quan điểm “làm kinh tế văn hóa”, Huyền không đại quái được coi như một trào lưu mới trong giới phong thủy, từ một loại hình phong thủy chuyên nghiên cứu về các chu kỳ thời tiết, mùa vụ, biến động tự nhiên… phong thủy Huyền không được đưa vào vận dụng trong các hoạt động của đời sống hàng ngày, bói toán, sắp đặt đồ đạc, chọn hướng nhà…
Đặc biệt, những ứng dụng “đổi vận” theo quan điểm “kinh tế văn hóa” thông qua hệ thống “pháp khí phong thủy” (tượng linh vật) và “đồ dùng phong thủy” phát triển mạnh tới mức “xuất khẩu” sang cả các quốc gia, vùng lãnh thổ lân cận như Việt Nam chẳng hạn.

Các lớp học “Huyền không đại quái” (dạy những thứ sơ đẳng nhất và khá lộn xộn, mâu thuẫn về âm dương ngũ hành, tử vi, dịch học) thu học phí tới hàng trăm triệu đồng/khóa 10 buổi học (tại Thành phố Hồ Chí Minh) được mở ra nhan nhản; giảng viên thậm chí được “thỉnh giảng” từ nước ngoài giống như thời kỳ hoàng kim của hoạt động bán hàng đa cấp.
Sau hoạt động “giảng dạy” là chương trình bán sản phẩm. Rất dễ dàng bắt gặp và được “rỉ tai” giới thiệu, được quảng cáo (100% nhập khẩu) về đá phong thủy, bột trừ tà, bột tẩy uế, vòng tay phong thủy, dây chuyền phong thủy, nhẫn phong thủy, ngọc phong thủy, trà phong thủy, muối phong thủy, dầu phong thủy, nến phong thủy, bánh kẹo phong thủy…
Thậm chí một “bữa ăn phong thủy” (ăn vàng) trị giá hàng tỷ đồng, một hộp “bánh phong thủy”, một kilogram “hải sản phong thủy” giá hàng chục triệu đồng! Đương nhiên, trong hệ thống này không thể thiếu sự góp mặt của bể cá phong thủy, hũ gạo phong thủy… và không thể biết tới đây còn xuất hiện loại đồ dùng phong thủy gì nữa!
“Nguyên lý” gắn liền với “hũ gạo phong thủy” được giới thiệu bằng tiếng Trung Quốc: Đừng xem nhẹ ảnh hưởng của hũ gạo, kê đặt hũ gạo cũng là một vấn đề cần chú trọng về phong thủy, đặt ở đâu trong phòng bếp và cần lưu ý những điều gì để “tài nguyên quảng tiến”?
Sau hàng loạt những phân tích mang tính “quy luật âm dương ngũ hành, phong tục tập quán, và nhất là nguyên lý Huyền không đại quái”, họ kết luận: Hũ gạo không được kê đặt gần những đồ đạc làm bằng gỗ để tránh tương khắc (hũ gạo ngũ hành thuộc Thổ). Các loại đồ gỗ sẽ “hấp thụ” hút hết dưỡng chất trong gạo.
Nói cách khác, đồ gỗ (Mộc) sẽ hút hết tài khí của gạo (Thổ). Gạo bị “tiết khí” dẫn đến gia đình bị “lậu tài”. Hũ gạo đặt ở chỗ cao để đạt hiệu quả “tài cao”; đồng thời phải đặt ở phương vị tốt trong phòng bếp, tốt nhất là các cung Thổ và kỵ đặt ở cung Mộc mới có thể phát huy hiệu quả “thôi tài cải vận” (thúc đẩy phát tài, thay đổi vận khí).

Thực tế khiến nhiều người đã yêu cầu “gặp trực tiếp” để tham vấn với chúng tôi nhưng vấn đề nêu trên: Thuyết âm dương thất truyền thì những già chúng ta học và nghiên cứu lâu nay bỏ đi hết sao thầy? Những vấn đề âm dương ngũ hành, tử vi tướng số, thần học lâu nay phổ biến trong xã hội sẽ làm thế nào? Thùng gạo của gia đình tôi làm bằng gỗ, nay đổi loại gì cho phù hợp? Thùng gạo bằng nhựa có hợp không thầy? Bếp nhà tôi chỉ rộng mấy mét vuông, lại nằm ở hướng Đông, đặt thùng gạo ở đâu để tránh bị Mọc hút hết tài khí?… Hàng trăm câu hỏi với muôn vàn trường hợp khác nhau xoay quanh “vấn đề hũ gạo”.
Bạn đọc thân mến, chúng ta khẳng định phong thủy là một khoa học nên phải chỉ ra được tính khoa học (lôgic hình thức và lôgic nội tại) của tất cả các quan điểm – quy luật liên quan đến phong thủy. Cần xem xét vấn đề trên cơ sở kết hợp cả lý thuyết với thực tiễn, chỉ ra được sự hợp lý của nó.
Thuyết âm dương đã tồn tại, phát triển và kiểm nghiệm qua mấy nghìn năm trong lịch sử nhân loại, khẳng định tính hợp lý của nó. Nếu nó bị thất truyền thì vì sao ngành Đông Y (dựa trên cơ sở của thuyết âm dương) vẫn phát triển và sản phẩm Đông dược (thuốc) ngày càng khẳng định tính ưu việt (sinh thái, bền vững, hầu như không tác dụng phụ) của nó so với thuốc Tây? Trong kinh dịch, quẻ Tốn ở Đông Nam, quẻ Khôn ở Tây Nam. Nếu hai quẻ này “nhầm vị trí”, phải đổi lại cho nhau thì tại sao hàng nghìn năm qua thời tiết, khí hậu, mùa vụ, mưa gió và mọi hoạt động thần học vẫn đúng quy luật, không bị phá vỡ? Trả lời được những câu hỏi này ta sẽ hiểu rõ bản chất của vấn đề người ta đưa ra như đã nêu trên!
Đối với “vấn đề hũ gạo”, trước hết cần khẳng định là nó có ảnh hưởng nhất định về phong thủy. Tuy nhiên, những ảnh hưởng đó chỉ mang tính “cụ bộ” tại nơi kê đặt, trong tương quan với các vật dụng khác; và chỉ ảnh hưởng đến “tài khí” của con người khi thùng gạo rỗng hoặc chất lượng gạo bị thay đổi, biến chất.
Trong mọi trường hợp, một phương án phong thủy lý tưởng luôn phải đạt được sự hài hòa âm dương, ngũ hành và phù hợp với tập quán sinh hoạt. Thiết kế phong thủy, bố trí nội thất, sắp đặt đồ đạc… vì thế tối thiểu phải đạt các tiêu chí đúng nguyên lý, mỹ quan, tiện dụng và tiết kiệm. Kê đặt thùng đựng gạo cũng không ngoại lệ, nếu muốn “sinh tài phát lộc”.
Theo đó, thùng đựng gạo có thể làm bằng mọi loại chất liệu không độc, không có khả năng gây độc hoặc làm gạo biến chất; đồng thời phù hợp với mục đích cất trữ, tiện lợi khi phải bưng bê, lấy gạo ra, đổ gạo vào… Thùng đựng gạo có thể đặt ở mọi nơi trong gia đình, phòng ngủ, phòng bếp, phòng kho… sao cho đảm bảo khô ráo, thoáng mát, tránh được mối mọt, ẩm mốc, nhiễm độc hoặc những nguyên nhân gây hại khác. Cơm dẻo (canh ngọt) là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá “phong thủy hũ gạo”, tiếp đến là tiêu chí mỹ quan, tiện dụng và tiết kiệm. Hãy thận trọng với “hũ gạo” trong ví của bạn trước những quan niệm mới về phong thủy trong cuộc sống hàng ngày.
Wikilady tổng hợp
Khóa học bạn có thể quan tâm
Vận dụng phong thủy tăng cơ hội sinh con theo ý muốn
800000đ260000đ
Xử trí thế nào khi bạn đời ngoại tình?
800000đ399000đ
Phong thủy phòng ngủ giúp khỏe mạnh, hút tài lộc
800000đ260000đ
- Giải nhiệt, giảm ho cực đỉnh với nước ép lê và dưa chuột
- Mẹ đảm tự làm cookies bơ dừa cho bé theo công thức này rất dễ
- Cách làm nước tía tô – giải nhiệt và làm đẹp rẻ tiền mà hiệu quả bất ngờ
- Bí quyết nấu bún mắm ngon chuẩn hương vị miền Tây sông nước
- Còi xương ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – Mẹ nên làm gì?